HOÀNG HƯNG

Thuật ngữ TLH hiện hành chủ yếu là có nguồn Âu Mỹ. Nhưng đa số từ điển TLH VN ko chú ý dẫn nguồn tiếng Anh/ Pháp. Có 2 từ điển có: Từ điển Tâm lý của Nguyễn Khắc Viện chủ biên 2007, Từ điển của NXB GD (chủ biên: … ). 

Thuật ngữ TLH tiếng Việt hình thành từ nhiều nguồn:

  • Pháp Việt trước 1945 và đặc biệt từ 1954 ở miền Bắc
  • Pháp Việt rồi Anh Việt 54-75 ở miền Nam
  • Phát triển từ gần 20 năm nay.
  • Lưu ý ảnh hưởng căn băn từ Trung văn.

Còn những khác biệt và không phân biệt rõ.

VÀI ĐIỀU CẦN LƯU Ý

TÍNH HỆ THỐNG

  • Cảm nhận, tri nhận, thức nhận

Tiếng Trung: khá lộn xộn!

Sensation (danh từ) = cảm giác (感覺), tri giác (知覺) (đặc biệt là chạm vào để cảm nhận).

Perception: cảm giác (感覺),tri giác (知覺), cảm tri (感知). 

Cảm giác (感覺/feeling)

Tôi thích cách phân biệt của 1 số sách miền Nam trước 1975: cảm nhận (nhận biết theo cảm tính) sentiment/ feeling, tri nhận (tri giác) perception, thức nhận(cognition). 

Và thấy perception nên dịch là “tri nhận” thay cho “tri giác”, vì nó đã vượt lên khỏi trình độ “giác” của giác quan, mang tính tổng hợp.

  • Khái niệm (concept), quan niệm (conception), ý niệm (notion)
  • Đồng cảm (empathie/ empathy) và thiện cảm (sympathie/ sympathy), thương cảm (compassion).  
  • Học hay Luận? :  epistemologie /epistemology: Trí thức học (ngành học). (Đuôi logy)

Trong khi materialisme/ ism = Duy vật luận hay CN duy vật (Đuôi ism)

  • Symbole/ representation: biểu tượng/ biểu trưng

Symbole (P) Symbol (A) Símbolo (TBN) Simbolo (Y)

Biểu tượng.

Một kí hiệu, hình dạng hay vật thể dùng để đại diện (biểu trưng) cho một cái gì khác, vì nó được nối kết với cái đó trong tâm trí của nhiều người. 

VD: Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình. 

  • Libido/ Sexuality: Libido lâu nay được dịch = tính dục, dục tính, tình dục, dục tình. Tôi muốn phân biệt: Dục tính (sexuality). Libido: dục lực, dục năng.
  • Năng lực/ khả năng. Tôi muốn phân biệt: Ability = Năng lực     và Capacity/ Aptitude = Khả năng (năng lực có thể có, tiềm ẩn). 
  • Ảo tưởng/huyễn tưởng. Lâu nay Illusion, Phantasy đều dịch là Ảo tưởng. Tôi muốn phân biệt: Ảo tưởng (illusion), Phóng tưởng/ huyễn tưởng (Phantasy). 
  • Ảo giác: Lâu nay được dịch từ  Hallucination, Illusion. Tôi muốn phân biệt: Ảo giác (Hallucination), Giả giác (Illusion), Hư giác (hallucinose)

Hư giác, giả giác

  •  Hallucinose (P) Hallucinosis (A) Alucinosis (TBN) Allucinosi (Y)

Hư giác.

Được coi như ảo giác nhẹ (hallucination légère (P)) hay giả-ảo giác (pseudo-hallucination (P)), như ở người say rượu…                                                

  • Illusion (P) Illusion (A)
  • Ilusión (TBN) Illusione (Y)
  • – Ảo tưởng.
  • Ý tưởng hay niềm tin không có thực.
  • – Giả giác. 
  • Sự biến dạng của các thông tin mà giác quan thu nhận. Nhận thức hoặc giải nghĩa sai về một tác động từ bên ngoài. VD: Nghe thấy tiếng người nói trong tiếng nước chảy. Giả giác có thể là kết quả của sự kết hợp giữa nhận thức kém và trạng thái cảm xúc mãnh liệt. Trong một số trường hợp, có thể là các ảo ảnh quang học, nghĩa là không mang tính chất bệnh lí.
  • Cũng thường được dịch là ảo giác.

MỘT SỐ TỪ TÔI TẠO MỚI:

  • Ngã quy (egocentrisme) đê diễn đạt “lấy cái tôi làm trung tâm”.
  • Cấu trúc sơ khai (scheme): Schème (P) Scheme (A) Esquema (TBN) Schema (Y)

Cấu trúc sơ khai.

[Tri thức học sinh-triển của Jean Piaget] Cấu trúc sơ khai là một cấu trúc hay tổ chức của hành động, nó sẽ biến đổi hay khái quát hóa trong quá trình lặp lại hành động ấy trong những hoàn cảnh tương tự.

  • Sinh-triển (genetique): Tri thức học sinh-triển.

Thuật ngữ do Jean Piaget tạo ra để gọi lí thuyết nhận thức của riêng ông: tri thức được tạo sinh và tiến triển từ những cấu trúc sơ khai (schème).