Phần 1
Bình điểm (review) chi tiết những gì đã được biết về sự phát triển tâm trí ở trẻ em cho đến 5-7 tuổi. Từ diễn giải mang tính hệ thống đầu tiên về sự phát triển tâm trí trẻ em của Charles Darwin cho đến những nghiên cứu lâm sàng của Jean Piaget, Gardner đi theo quá trình khái niệm hoá nâng cao dần của sự nhận thức ban đầu. Ông mô tả sự phát triển về mặt vật chất như một chuỗi phát triển hằng hữu ở mọi đứa trẻ, đạt được nhờ tiến trình chín muồi tự nhiên trong những hoàn cảnh“thông thường. Mức độ phát triển khác biệt giữa các nhân này và cá nhân khác, nhưng các giai đoạn có thể liên kết một cách đại quát với lứa tuổi.
Gardner nói đến những hạn chế mới được biết đến trong công trình của Piaget, và chọn một điểm đặc biệt quan trọng cho luận văn của mình. Piaget tin rằng, khi đứa trẻ tiến lên độ chín ngày càng cao hơn, thì những quan niệm và quan niệm sai lầm bị xoá đi trong tâm trí mà không bao giờ quay lại. Nhưng Gardner lại cho rằng“những quan niệm ấy chỉ du hành ngầm bên dưới, giống như những ký ức bị đè nén của thời thơ ấu, và tự chúng sẽ tái khẳng định trong những thiết định mà dường thích hợp với chúng”.
a) Từ khởi đầu này, Gardner mô tả những diễn giải về sau và gần đây về sự phát triển nhận thức của trẻ em. Đây là những yếu tố có ý nghĩa nhất:Từ công trình của William James về sự “hỗn độn nhoè mờ [‘blooming, buzzing confusion’]”khi mới sinh, đến sự phát triển các giác quan và sự tăng trưởng từ đó của kiến thức cảm giác-vận động trong thời thơ bé.
b) Sự phát triển ban đầu của ngôn ngữ như một công cụ xã hội và của sự tương tác xã hội như một kích thích tố cho sự tăng trưởng của nhận thức.
c) Biết được thế giới thông qua các biểu tượng: 4 con đường biểu tượng hoá. Sự tăng trưởng các hệ thống biểu tượng trong tâm trí, bắt đầu với ngôn ngữ rồi mở rộng đến những cái khác, topologic, số, ký hiệu chuyên ngành (notational) v.v.
d) Gardner quan niệm sự thu nhận được về ngôn ngữ không chỉ là ví dụ đầu tiên của sự tăng trưởng kiến thức tượng trưng, mà còn là hình mẫu đẩu tiên dẫn nhập vào “phối cảnh sinh học”của việc học của con người. Giữa thập niên 1960, Noam Chomsky là người đầu tiên đề xuất rằng ngôn ngữ nên được nhìn như một hiện tượng sinh học được viết trong chương trình gien của con người cùng với những nguyên tắc và luật lệ riêng của nó. Sự phát triển ngôn ngữ vậy là có thể được kích động trong lòng tiến trình chín muồi về nhận thức và mở ra trong môi trường của những người phát ngôn khác trong một nền văn hoá riêng biệt. Điều này liên can rất nhiều đến sự phát triển những quan niệm về những đặc điểm khác của kiến thức và tâm trí.
e) Sự xuất hiện những hiểu biết mang tính trực giác; trẻ em xây dựng những lý thuyết nguyên sơ để giải thích trải nghiệm của mình trong thế giới.
Phần 2
Nói về những qui trình giáo dục của trẻ em khắp thế giới. Bao gồm sự xem xét các truyền thống và giá trị của Giáo dục, bản chất của các nhà trường như những thiết chế, và những khó khăn nội tại trong chương trình học chính thức thể hiện trong thời gian gần đây.
Những đề tài trung tâm có thể thấy trong những trích đoạn sau:
(1)“Các nhà trường đã đảm nhận những gánh nặng lớn hơn nhiều việc nắm vững các hệ thống chữ và số có giá trị trong xã hội. Đặc biệt trong kỷ nguyên hiện đại, nhà trường được coi là địa điểm chính để chuyển giao các giá trị đạo đức và chính trị…Gần đây, với sự tích tụ kiến thức, việc phát triển ồ ạt các môn học và tầm quan trọng ngày càng tăng của một dân chúng được tiếp cận thông tin, nhà trường đã lãnh thêm những nhiệm vụ khác”.
(2) “Đánh giá sự học: bằng đo nghiệm. Đo nghiệm là phát kiến mới nhất về học vấn, một“biện pháp giải văn cảnh [‘decontextualised measure’] được sử dụng trong một thiết định bản thân nó được văn cảnh hoá. Học sinh (HS) học về những nguyên tắc khoa học hay những vùng đất xa xôi trong khi chúng ngồi trên ghế lớp học, đọc một cuốn sách hay nghe một bài giảng. Rồi cuối tuần, cuối tháng hay cuối năm, hay cuối cấp, cũng những HS ấy lại vào một căn phòng và, không có sự giúp đỡ của văn bản hay ghi chép, phải trả lời những câu hỏi về vật liệu mà chúng được coi như nắm vững”.
(3) “Cho đến lúc này, mô tả của tôi dường như là HS ở một mình trong nhà trường mà phải học các khái niệm, phác thảo các lập luận, hay đưa ra các khẳng định mà không có sự giúp đỡ của những người khác hay của những bệ đỡ trấn an trong môi trường xung quanh. Tuy nhiên, nghĩ cho đúng, HS ở trường không bị cô lập khi phải học những cách sử dụng mới mẻ, khác nhau và mang tính chiến lược đối với những nguồn thông tin xung quanh. Người HS thành công là người học cách sử dụng những vật liệu nghiên cứu, thư viện, thẻ ghi chép và tập tin máy tính, cũng như kiến thức của cha mẹ, GV, bạn học lớn hơn và cùng lớp, để làm chủ được những nhiệm vụ của trường học vốn không mấy rõ ràng. Một thuật ngữ gần đây đã thành thời trang: trí khôn được “phân phát”trong môi trường cũng như trong đầu, và người “HS khôn ngoan”biết sử dụng trí khôn được phân phát trong môi trường”.
(4) “Trường học phần nhiều đã thấy ra rằng sẽ hiệu quả hơn nếu vận hành độc lập với những thiết chế khác (gia đình, hay những thiết chế cộng đồng). Thói quen này tỏ ra rất có vấn đề trong xã hội đương đại trong đó những lực lượng giáo dục (và phi giáo dục) mạnh mẽ luôn luôn tác động; trong truyền thông, khu vực thương mại, và trên đường phố… Chính xác là bởi những lực lượng này quá mạnh và có ở khắp nơi, nên chúng có thể lấn lướt các bài học và đề tài ở nhà trường”.
(5) “Ngay cả khi các hệ thống giáo dục có thể chỉ phục vụ rất hời hợt những mục tiêu như “hiểu biết” hay “kiến thức sâu”, thực ra chúng chứng tỏ là hạn chế trong cuộc theo đuổi những mục tiêu ấy.
(6) Tóm lại: “… cho đến nay, chúng ta đã không đánh giá đầy đủ khó khăn của nhà trường trong việc thành công những nhiệm vụ mà nó lựa chọn hay được giao phó… chúng ta đã không nhận thức được những cách thức mà các khuynh hướng tự nhiên của việc học của con người hoá ra lại không ăn khớp với học trình của nhà trường thế tục hiện đại”.