Bản dịch của TLHGD 

LỊCH SỬ KHÁI NIỆM “THUYẾT XÂY DỰNG”  

Khái niệm này có gốc rễ từ thời cổ đại, từ những đối thoại của Socrates với các môn đồ, trong đó ông đặt ra những câu hỏi để dẫn dắt người học tự nhận ra những yếu kém trong tư duy của mình. Đối thoại kiểu Socrates vẫn là một công cụ quan trọng theo đó các nhà giáo dục theo thuyết xây dựng đánh giá việc học của HS và hoạch định những trải nghiệm mới của việc học. Trong TK 20, Jean Piaget và John Dewey đã phát triển những lý thuyết về sự phát triển của trẻ em và của giáo dục, mà ta gọi là Giáo dục Tiến bộ, dẫn tới sự tiến triển của thuyết xây dựng. Piaget tin rằng con người học thông qua việc xây dựng một cấu trúc logic, những cấu trúc này tiến triển kế tiếp nhau. Ông cũng kết luận rằng logic của trẻ em và phương pháp tư duy ban đầu của chúng hoàn toàn khác với người trưởng thành. Đó là nền tảng của nền giáo dục theo thuyết xây dựng.    Dewey kêu gọi giáo dục trên cơ sở trải nghiệm thực tế. “Nếu ta có những nghi ngờ về cách học hỏi, hãy đi vào sự tra vấn không ngừng: nghiên cứu, cân nhắc, xem xét những khả năng thay thế và đi đến niềm tin có cơ sở thực chứng”. Tra vấn là phần then chốt của việc học theo thuyết xây dựng.  Những nhà giáo dục, triết gia, nhà TLH, xã hội học bổ sung cách nhìn mới cho thuyết xây dựng trong học tập và việc thực hành nó là Lev Vygotsky, Jerome Bruner và David Ausubel.  Vygotsky đưa vào phương diện xã hội của việc học. Ông xác định “vùng học gần nhất” [“zone of proximal learning”] trong đó HS giải quyết các vấn đề vượt quá trình độ phát triển hiện thời của mình (nhưng nằm trong trình độ phát triển tiềm tàng) dưới sự hướng  dẫn của người lớn hay sự hợp tác với những chúng bạn có năng lực hơn.  Bruner đề xuất sư thay đổi chương trình dựa trên ý niệm học là một tiến trình chủ động, mang tính xã hội trong đó HS xây dựng những ý tưởng và khái niệm mới dựa trên kiến thức hiện có của mình.  Công trình của Seymour Papert về việc sử dụng máy tính để dạy học đưa tới việc sử dụng rộng rãi máy tính và công nghệ thông tin. Các nhà giáo dục hiện đại đã nghiên cứu, viết và thực hành các phương pháp xây dựng luận vào giáo dục bao gồm John D. Bransford7Ernst von Glasersfeld8Eleanor Duckworth9George Forman 10Roger Schank 11Jacqueline Grennon Brooks 12, and Martin G. Brooks13.
 

PHÊ BÌNH THUYẾT XÂY DỰNG

1. Nó mang tính “tinh tuyển”. Thành công nhất cho các HS có hoàn cảnh ưu đãi: có được GV giỏi, phụ huynh có trách nhiệm, nhà giàu… trong khi những HS có hoàn cảnh khó khan sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ việc giảng dạy rõ rang (cổ điển)

2. Việc “suy nghĩ theo nhóm” mang tính hợp tác có xu hướng sinh ra “cực quyền của đa số” trong đó một vài tiếng nói áp đảo sẽ thống trị và những HS bất đồng buộc phải thuận theo số đông.  

3. Không có nhiều bằng chứng về sự thành công của phương pháp xây dựng luận. Khi bác bỏ việc đánh giá thông qua đo nghiệm và những tiêu chí ngoại hiện khác, thì không đo đếm được sự tiến bộ của HS. 

Các nhà GD theo thuyết xây dựng cãi rằng trong những kỹ năng tư duy cao hơn, thì HS học theo thuyết xây dựng đạt thành tích cao hơn chúng bạn. 

CAI LỢI CỦA THUYẾT XÂY DỰNG

  1. HS học nhiều hơn, vui học hơn khi được chủ động tham gia (hơn là thụ động ngồi nghe)
  2. Giáo dục hiệu quả hơn khi tập trung vào tư duy và thấu hiểu (so với ghi nhớ).
  3. Việc học có tính trao chuyển. HS tạo ra những nguyên tắc tổ chức mà các em có thể mang theo cho những học phần khác. 
  4. Cho HS sở hữu riêng những cái học được, vì việc học dựa trên các câu hỏi và khám phá của chính mình, cũng như việc đánh giá thường có sự tham dự của chính mình. Việc đánh giá theo xây dựng luận khuyến khích HS có sáng kiến và đầu tư vào những ghi chép, báo cáo, nghiên cứu và diễn đạt. Khuyến khích bản năng sáng tạo. HS cũng dễ dàng ghi nhớ và đưa kiến thức vào đời sống hơn.
  5. Vì đặt các hoạt động học trên cơ sở thực tiễn, HS được học cách tra vấn và áp dụng óc tò mò vào thế giới khách quan.
  6. Động viên những kỹ năng xã hội và giao tiếp qua việc hợp tác và trao đổi ý kiến. HS học cách phát biểu rành mạch rõ ràng những ý nghĩ của mình cũng như hợp tác làm việc trong nhóm. HS phải học “thương thảo” với người khác và đánh giá đóng góp của mình theo một cách dễ được xã hội chấp nhận. Đó là điều thiết yếu để thành công trong đời thực.