Bản dịch của TLHGD

Hai lý thuyết gia then chốt: 

David A. Kolb and Carl Rogers

Định nghĩa và bối cảnh

Trường phái tư tưởng này nổi lên trong những năm 1970, từ ảnh hưởng của đường lối “lấy HS làm trung tâm” và “tương tác” của thuyết xây dựng và học tập xã hội. Các lý thuyết duy nghiệm coi trải nghiệm hằng ngày là nhân tố trung tâm nhất trong việc nâng cao kiến thức và hiểu biết cũng như biến đổi hành vi của người học. 

Lý thuyết gia Carl Rogers ưu tiên những phương pháp duy nghiệm trong giáo dục, vì chúng hữu hiệu với ham muốn tự nhiên của con người là học hỏi. Rogers nói rằng con người dễ học và lưu giữ thông tin khi họ chủ động tham gia tiến trình học. 

Nhà duy nghiệm luận David A. Kolb nhận dạng 4 giai đoạn trong tiến trình học: trải nghiệm, hấp thụ và suy tư, hình thành khái niệm dựa trên trải nghiệm ấy, và đo nghiệm những khái niệm này trong những tình huống khác. Đó là những giai đoạn mang tính chu kỳ cho phép người học cải thiện kỹ năng và áp dụng kiến thức mới hay kiến thức đang có. 

Các nguyên lý then chốt

Bác bỏ mọi cách tiếp cận mang tính giáo huấn, các nhà duy nghiệm luận cho rằng một người không thể trực tiếp chia sẻ kiến thức cho một người khác một cách hữu hiệu; người ta phải tự mình học. Một GV có thể tạo thuận lợi cho tiến trình học bằng cách dẫn dắt HS thông qua trải nghiệm, nhưng không thể kiếm soát chính xác những gì HS học từ trải nghiệm ấy. 

Các nhà duy nghiệm luận cho rằng HS trở nên kém uyển chuyển và tiếp nhận khi các em sợ hãi; kết quả là, phải khuyến khích GV tạo ra những môi trường không đe doạ trong đó HS có thể trải nghiệm và thí nghiệm một cách tự do.

Họ quan tâm đến việc HS dấn bước vào và đo nghiệm những kỹ năng hay khái niệm mới có ảnh hưởng thế nào đến môi trường học của mình, điều đó tạo ra một đường phản hồi rộng lớn hơn sẽ định dạng thế giới mà chúng ta sống.    

Áp dụng 

Hiểu biết về tiến trình học theo thuyết duy nghiệm như một đường phản hồi năng động thường định dạng cách thức GV sửa soạn kế hoạch lên lớp. 

Nhấn mạnh vào những hoạt động thúc đẩy việc nhận biết và xử lý hữu hiệu, GV có thể kích hoạt kinh nghiệm đã có của HS, trình bày một kỹ năng mới cho HS, yêu cầu HS thực hành và rồi kêu gọi áp dụng kỹ năng mới vào những kịch bản thực hành. 

Các nhà duy nghiệm luận cũng hình thành những lý thuyết về việc học có tổ chức, bao gồm việc thiết kế địa điểm học và huấn luyện nghiệp vụ. Những chương trình như thế thường đưa vào những vấn đề hay kịch bản thực tiễn ở đó các nhà chuyên môn thực hành những kỹ năng mới để tạo sinh một giải pháp xây dựng. Các cá nhân HS cũng có thể làm việc tập thể và nhận phản hồi từ chúng bạn và GV. 

Nhiều trường học đưa giáo dục duy nghiệm vào thành một thành tố chính thức trong chương trình học. Ở trường phổ thông, những trải nghiêm này thường mang hình thức các chuyến đi dã ngoại hay các dự án. Ở đại học, đó là những chương trình nội trú và nghiên cứu ở nước ngoài dành cho sinh viên và những dự án thực hành cho nghiên cứu sinh (sau đại học). 

Nguồn: https://www.psychology.org/resources/educational-psychology-theories

Hình: David A. Kolb

Xem thêm: 

https://en.wikipedia.org/wiki/Experiential_learning

David A. Kolb