Bản dịch của HIẾU TÂN

PHÊ BÌNH LÍ THUYẾT CỦA PIAGET

  Trước khi tiếp tục xem xét những phê phán lí thuyết của Piaget, việc có ích là ghi nhớ những cống hiến của ông vào hiểu biết của chúng ta về sự phát triển của trẻ em. Ông là nhà lí thuyết đầu tiên giải thích quá trình bên trong của tư duy. Ông hiến cho các nhà nghiên cứu hàng loạt các công cụ để khảo sát sự phát triển của đứa trẻ trước khi biết nói, bao gồm những quan sát, những ghi chép tỉ mỉ và những thí nghiệm tập trung vào đứa trẻ. Ông đặt đứa trẻ ở trung tâm việc nghiên cứu của mình, để có cái nhìn thấu suốt vào tư duy của chúng, cẩn thận lắng nghe những câu trả lời mà chúng đưa ra. Piaget quan tâm đến quá trình và cách đứa bé đi đến câu trả lời cuối cùng của nó. Trong việc đưa ra một mô hình về tư duy của đứa trẻ phát triển như thế nào, ông báo trước sự lớn lên của một lĩnh vực nghiên cứu mới, tên là ‘sự phát triển của trẻ em’.

  Tuy nhiên, một số phê phán đã hạ thấp lí thuyết của Piaget, đặc biệt khẳng định của ông rằng sự phát triển nhận thức diễn ra trong những giai đoạn riêng rẽ. Thuyết này đã được tranh luận rộng rãi. Trong những năm về sau, Piaget (1970) đã sửa đổi quan điểm ‘tiến bộ từng bước’ (step-wise) đưa ra ban đầu để ủng hộ một quá trình thay đổi ‘hình xoắn ốc’. Sử dụng tương tự này, Piaget mô tả quá trình phát triển trí tuệ như một đường xoắn ốc đi lên mở rộng ra trong đó trẻ em liên tục tái hiện những ý tưởng đã học trước. Dù xét lại như thế, Piaget vẫn chưa giải thích được tại sao một đứa trẻ được kéo vào một sự tiến bộ từ giai đoạn nhận thức này sang giai đoạn khác. Tương tự, những đối thủ của ông cho rằng lí thuyết về thăng bằng của ông thiếu sáng sủa và không thể chứng minh cũng không thể bác bỏ (Sutherland, 1992).

  Các phương pháp mà Piaget dùng để nghiên cứu tư duy của trẻ em cũng chịu nhiều phêphán. Chẳng hạn, Meadow (1993) cho rằng ngôn ngữ dùng trong các thí nghiệm của Piaget quá phức tạp đối với trẻ nhỏ. Bà cho rằng những lời lẽ ấy chủ ý và có lựa chọn để “bẫy trẻ em” hơn là giúp chúng tìm ra câu trả lời đúng. Kết quả là, có thể Piaget đã đánh giá thấp khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đứa trẻ. Susan Isaacs là một trong những người phê phán sớm nhất những tư tưởng của Piaget, cho rằng ông thiên về mô tả trẻ em dưới một ánh sáng tiêu cực, nhấn mạnh những gì chúng không làm được hơn là những gì chúng làm được (Isaacs, 1930). Một khu vực khác của phê bình liên quan đến kích cỡ mẫu nhỏ trong các nghiên cứu của Piaget. Mẫu để Piaget nghiên cứu trẻ nhỏ chỉ gồm ba đứa con của ông. Mặc dầu mẫu nghiên cứu những trẻ lớn hơn có rộng hơn, nhưng Piaget không ghi lại được những số liệu chính xác liên quan đến nghiên cứu của ông, Piaget đã bị lên án là đã tổng quát hoá những kết quả ông thu lượm được từ những mẫu trẻ em da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu, với những cha mẹ đã tốt nghiệp đại học, cho những trẻ em của các nền văn hoá khác và các giai cấp khác (Calloway, 2001).

 Điều khẳng định của Piaget rằng việc học không bao giờ được tăng tốc đã bị bác bỏ. Meadow (1993) phát hiện rằng có thể dạy trẻ em chưa đến trường thực hiện những nhiệm vụ hoạt động cụ thể một cách thành công ba đến bốn năm trước. Các chương trình tăng tốc nhận thức do Shayer và Adey mô tả (2002) đưa thêm bằng chứng rằng có khả năng phát triển tư duy của trẻ. Họ cho những trẻ em 5 tuổi tham gia vào một hoạt động với một thầy giáo yêu cầu chúng sắp xếp một bộ khủng long thành một chồng T Rex (khủng long chân ngắn đuôi rất dài) và một chồng (khủng long) màu xanh. Xung đột nhận thức xuất hiện khi một đứa bé không biết xếp vào đâu một con T Rex màu xanh. Sử dụng những nhiệm vụ thách đố tương tự, Shayer và Adey nhận thấy có thể phát triển khả năng nhận thức của đứa trẻ. Trong một nghiên cứu gần đây hơn, Huntsinger và các cộng sự (2011) thấy có những sự khác nhau giữa khả năng vẽ và sự sáng tạo giữa trẻ em Trung Quốc và trẻ em Mỹ. Trong khi những bậc cha mẹ Trung Quốc tin rằng nên dạy những điều thiết yếu về vẽ, thì những bà mẹ Mỹ tin rằng đó là một phẩm chất bẩm sinh sẽ xuất hiện một cách tự nhiên. Huntsinger và các cộng sự lấy mẫu những tranh vẽ của trẻ em 5, 7, 9 tuổi và thấy rằng ở mỗi lứa tuổi trẻ em Trung Quốc vẽ khéo hơn và sáng tạo hơn trẻ em Mỹ. Trên cơ sở bằng chứng này, không có gì ngạc nhiên rằng các nước đang phát triển tiếp tục tài trợ những chương trình can thiệp sớm nhằm nâng cao trình độ của trẻ em, đặc biệt trẻ em ở những khu vực không thuận lợi.  

 Ngoài việc tạo ra cho đứa trẻ một môi trường kích thích học tập, lí thuyết của Piaget ít nhấn mạnh lên vai trò của thầy giáo. Ngược lại, những nhà lí thuyết như Vưgotsky (1978) và Bruner (1986) tin rằng thầy giáo đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển tư duy của trẻ nhỏ và học tập. Tương tự Vưgotsky và Bruner không đồng ý với việc Piaget không tính đến tác động của văn hoá và môi trường lên quá trình phát triển nhận thức của trẻ. Chẳng hạn, ta hãy xem một thí nghiệm tiến hành trong một làng Mexico nơi trẻ em bản xứ làm đồ gốm để kiếm sống. Khi những đứa trẻ này được trắc nghiệm về bảo toàn khối lượng dùng đất sét, những câu trả lời của chúng tỏ ra hơn hẳn những bạn phương tây cùng tuổi (Price –Williams et al., 1969).

Một phê phán cuối cùng liên quan đến đề xuất của ông rằng vịêc học đòi hỏi những sơ đồ. Vì khái niệm này thuần tuý có tính giả thuyết, nó không thể được thử nghiệm nên vượt ra ngoài chứng minh hay bác bỏ. Tương tự, những khẳng định rằng thông tin được đồng hoá và thích nghi với những sơ đồ hiện có bị coi là mơ hồ và chưa hoàn chỉnh (Sutherland, 1992)

PIAGET TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI

Vào khoảng những năm 1960, nhiệt tình với phương pháp bảng-đen-phấn-trắng[1]ưa thích của những người theo thuyết hành vi đã nhạt đi khi lí thuyết của Piaget về học tập khám phá có sức thu hút mạnh. Trẻ em không còn được dạy học vẹt mà được phép tự mình phát hiện những sự kiện với sự giúp đỡ của thầy giáo, người trợ giúp việc học của chúng. Môi trường vật lí thay đổi khi các bàn học được bố trí thành nhóm nhỏ chứ không thành các hàng hướng lên phía trước lớp học, và trẻ em ngồi trên những bàn ghế vừa kích cỡ các em chứ không phải ngồi những bàn ghế kích cỡ người lớn. Tuy Piaget cho rằng việc dạy phải phù hợp lứa tuổi, những năm sau này ông thừa nhận rằng có một số trẻ em tiến bộ với tốc độ phát triển khác. Đáng lẽ tập trung vào tăng tốc học tập của đứa trẻ, ông động viên các thầy giáo xem xét kỹ các quá trình trẻ em đi đến những câu trả lời của chúng. Bằng cách tiếp cận này, thầy giáo có thể nhận ra giai đoạn “sẵn sàng” học tập của đứa trẻ. Khái niệm “sự sẵn sàng” đã làm phát sinh rất nhiều cuộc tranh luận trong giới giáo dục (Smith, 2009). Căn cứ vào quan niệm rằng việc học nên lấy trẻ em làm trung tâm và chỉnh sửa cho phù hợp với giai đoạn sẵn sàng học tập của đứa trẻ, không đáng ngạc nhiên khi nhận xét rằng các giáo viên nuôi dạy trẻ là những khách hàng tốt nhất cho những thông điệp của Piaget (Sutherland, 1992). Những sự tương tự giữa lí thuyết của Piaget và những thông điệp của Montessori (1949/1972) Froebel (1782-1852) và Dewey (1959) tỏ ra đặc biệt nổi tiếng với những người chuyên nghiệp giáo dục trẻ thời kì đầu đời. Đây đặc biệt thật sự là quan điểm chung của họ, cho rằng trẻ em học tốt nhất thông qua những hoạt động thực tế và vai trò của người lớn là bồi dưỡng những động cơ bên trong của đứa trẻ, chứ không phải làm suy yếu nó bằng cách áp đặt quá nhiều hạn chế và chướng ngại trong môi trường của đứa trẻ.Cả Dewey và Piaget đều tin rằng một thày giáo tập trung vào đứa trẻ là một người hướng dẫn và bố trí môi trường, hơn là một thày dạy. Tất cả những nhà lí thuyết này đều tin rằng các thầy giáo nên cung cấp những tài liệu và những hoạt động tạo điều kiện cho đứa trẻ tiến bộ từ phát hiện này đến khám phá khác.

 Một đặc điểm khác của thuyết Piaget tỏ ra được ưa chuộng trong các thầy giáo là việc ông nhấn mạnh lên vai trò của tương tác giữa ‘chúng bạn’ (peer) trong việc phát triển nhận thức. Corsaro (1992) định nghĩa “peer” là một nhóm trẻ em cùng tiêu thời gian với nhau hàng ngày. Piaget tin rằng công tác với nhau trong các nhiệm vụ phát sinh mâu thuẫn sẽ làm phong phú thêm kỹ năng giao tiếp của trẻ và tăng cường phát triển trí tuệ. Những suy nghĩ của ông về giá trị của tương tác giữa chúng bạn của trẻ được tóm tắt trong 5 điểm sau đây. Một là, trẻ em đánh giá cao những hoạt động mà chúng bạn ưa thích. Hai là, bạn có thể là những mẫu mực để học những khái niệm và kĩ năng mới. Ba là, một bạn khá hơn có thể giải thích một hoạt động bằng những lời lẽ đơn giản. Bốn là, bạn khá hơn học được từ việc diễn tả vấn đề thành lời nói. Cả người học và bạn có được hiểu biết vấn đề sâu hơn thông qua chia sẻ kinh nghiệm học tập. Giữa những năm 1970, một nhóm các nhà nghiên cứu khám phá ra lợi ích của việc hợp tác học tập bằng cách sử dụng biến thể của những nhiệm vụ cụ thể mang một số nét tương tự với nhiệm vụ ba ngọn núi của Piaget. Trẻ em từ 5 đến 7 tuổi đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ một mình. Một tuần sau một nửa nhóm hoàn thành nhiệm vụ một mình, nửa nhóm kia cùng với bạn. Doise và các cộng sự của ông (1975) thấy rằng những trẻ hoàn thành nhiệm vụ một mình hoạt động trong giai đoạn tiền-hoạt động, trong khi những trẻ kia tham gia vào chia sẻ kinh nghiệm học tập có xu hướng thực hiện ở giai đoạn hoạt động cụ thể cao hơn. Tuy nhiên Piaget tin rằng việc học của một đứa trẻ không nên tăng tốc, trái lại, ông khuyên các thầy giáo nên thu hút các em vào những nhiệm vụ kích thích ứng với giai đoạn phát triển của chúng.

 Mặc dầu ảnh hưởng của thuyết Piaget yếu đi vào cuối những năm 1970, ông vẫn còn hiện diện mạnh mẽ trong những trường dạy trẻ em nhỏ tuổi. Chẳng hạn, các nhà thực hành vẫn còn hỏi những câu hỏi bỏ ngỏ khuyến khích phát triển tư duy của trẻ. Họ quan sát học sinh và tập trung vào qúa trình hơn là vào kết quả học tập. Thay vì dẫn dắt trẻ em, các nhà thực hành tiếp tục giúp đỡ và tạo điều kiện cho học tập của các em. Việc đưa vào Foudation Stage (chương trình Giáo dục trẻ em từ 3-5 tuổi) ở Anh và xứ Wales năm 2007 và Bắc Ai Len năm 2009 được coi là sự tán thành tuy muộn nhưng đáng hoan nghênh vai trò cực kì quan trọng của vui chơi trong sự phát triển xã hội, cảm xúc, thể chất và nhận thức của đứa trẻ, mà Piaget đã đề nghị trước đây.

Lý thuyết Piaget trong hoạt động   Nhận thấy ngoài trời đang có tuyết, một thầy giáo Năm 1 động viên các em mặc quần áo ấm vào rồi cùng
nhau đi ra ngoài trời tuyết. Có thể thấy một nhóm trẻ con bốc tuyết ném nhau, rồi bóp cho tuyết lọt qua kẽ tay trước khi nắm nó thành quả cầu
tuyết để ném. Một nhóm khác đắp một người tuyết, nặn thêm cái mũi,
mồm, hai mắt và vành tai. Cái rét xua lũ trẻ vào trong nhà, tại đó chúng
tiếp tục nói về tuyết và vẽ những bức tranh bông tuyết. Ngày hôm sau
một số đứa trẻ buồn bã khi thấy người tuyết đã bắt đầu tan. Thầy giáo
dẫn chúng ra ngoài để lấy tuyết vào những cái bình. Một số đứa đặt bình
lên bàn học để có thể nhìn ngắm. Những đứa khác đặt bình lên lò sưởi và một vài đứa đặt bình vào tủ lạnh. Sau đó, bọn trẻ thích thú thấy rằng
tuyết trong những cái bình đặt trên lò sưởi và trên bàn học đã tan thành nước nhưng tuyết trong tủ lạnh trông vẫn giống tuyết. Kelly hỏi thầy giáo xem nó có thể làm cho nước mới tan ra trở lại thành tuyết hay không.
Thầy không trả lời, mà động viên Kelly đặt bình của nó vào tủ lạnh. Cuối ngày hôm đó chúng kiểm tra chiếc bình, và Kelli cùng các bạn thấy nước đã đông cứng lại và bây giờ thành nước đá. Thầy giáo hỏi Kelli chuyện gì đã xảy ra và Kelli giải thích rằng lúc đầu nó có tuyết, sau đến nước và
cuối cùng là đá.” Nó suy nghĩ về điều này và sau đó quyết định rằng nó
“đã có nhiều thứ nhưng toàn là nước cả”.  
   Tóm lượcPiaget mô tả đứa trẻ như một nhà khoa học cô độc học qua kinh nghiệm thực tế. Ông coi học tập như một chuyến đi khám phá và quan
tâm nhiều đến quá trình hơn là kết quả. Ông là một trong những nhà
nghiên cứu đầu tiên dựa nghiên cứu của mình trên những quan sát tỉ mỉ trẻ em, sử dụng nhật kí và ghi chép những thay đổi nhỏ trong sự phát
triển của trẻ nhỏ và sử dụng phỏng vấn đối với những trẻ lớn hơn để xác định chúng đang suy nghĩ gì. Dùng bằng chứng này, ông lập ra một lí
thuyết rằng tư duy của trẻ em đi theo một cách tiếp cận từng bước qua ba giai đoạn, mà ông coi như không đổi và phổ biến. Mỗi giai đoạn trong ba giai đoạn đó được Piaget mô tả đại cương, phải được hoàn thành trước
khi đứa trẻ có thể tiến sang giai đoạn cuối của những hoạt động hình
thức. Đối với Piaget, các sơ đồ là những khái niệm tiến hoá và phát triển
thông qua hai hệ thống phụ, đồng hoá và thích nghi. Thăng bằng đạt
được khi các sự kiện hoặc thông tin bên trong và bên ngoài cân bằng
nhau. Khi trẻ em cố gắng giảm xung đột tinh thần gây ra bởi những căng
thẳng giữa điều chúng biết (trạng thái tinh thần bên trong) và thông tin
bên ngoài, chúng phát triển và nâng cao tư duy. Lí thuyết của ông gợi sự
quan tâm đến sự phát triển của trẻ em và thúc đẩy những người khác
phát triển những thuyết thay thế. Những khái niệm về trạng thái thăng
bằng và lấy mình làm trung tâm là đối tượng của rất nhiều phê bình. Việc lí thuyết Piaget không xét đến ảnh hưởng của những sự khác nhau giữa
các cá nhân về văn hoá, môi trường, giới tính, hoặc động cơ tác động lên
sự phát triển nhận thức của đứa trẻ cũng chịu sự phê bình tương tự. Trong khi Piaget không biết đến công trình của Vưgotsky thì Vưgotsky chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi lí thuyết Piaget và đưa ra một lí thuyết có tính đến môi trường và văn hoá của trẻ. Lí thuyết của Vưgotsky được thảo luận tỉ mỉ trong chương 5. 

Bảng 4.1 Tóm tắt những điểm mạnh điểm yếu của lí thuyết Piaget

Những điểm mạnhNhững điểm yếu
Áp dụng một cách
tiếp cận tập trung
vào trẻ em. Coi trẻ
em là tham gia chủ động và mạnh mẽ
vào quá trình học
tập.  Đưa ra một
thuyết về sự phát
triển của nhận
thức      
Sử dụng những
cách tiếp cận định
tính như quan sát, nghe trẻ em nói khi chúng hoàn thành nhiệm vụ, và phỏng vấn trẻ em.    Được đặt ra xung quanh hàng loạt nhiệm vụ thực nghiệm.     Tập trung vào quá trình hơn là kết quảNhận ra tầm quan trọng trung tâm của vui chơiNhấn mạnh tầm quan trọng của sự “sẵn sàng” học của đứa trẻ.      Nhận ra tầm quan trọng của tương tác với các bạn và của hợp tác trong học tậpGiao cho giáo viên vai trò tối thiểu 
Thuyết này bị coi là cứng nhắc, thiếu linh hoạt và
đánh giá thấp khả năng của trẻ em.Thuyết này
không nhận thấy tầm quan trọng của văn hoá,
chủng tộc, giới tính và động cơ trong khả năng học
tập của đứa trẻ.Những thuật ngữ như ‘thăng bằng’ thiếu rõ ràng và không thể chứng minh hay bác
bỏ Thiếu chi tiết. Thiếu thông tin liên quan đến sự
tham gia các nhómMẫu quan sát được sử dụng
quá nhỏ để Piaget tổng quát hoáNhững người phản đối cho rằng các câu hỏi đặt ra trong các nhiệm vụ được tính toán để “bẫy” trẻ em. Các nhiệm vụ này bị coi là quá phức tạp và không gần gũi với trẻ em. Wood (1998) chỉ ra rằng từ vựng dùng trong các nhiệm vụ quá cao so với trẻ nhỏ khiến chúng không hiểu được.Lấy mình làm trung tâm: nghiên cứu cho thấy trẻ em ít có xu hướng này hơn là Piaget tin (Donaldson, 1978). Những đề xuất này ít có người lớn làm được để nâng cao tư duy của trẻ.Cho rằng cần nhận dạng sự “sẵn sàng”Như Duckwoth (1987, tr 31) nhận xét, trong sự chờ đợi sẵn sàng, một thày giáo “hoặc là quá sớm trẻ em không học được; hoặc là quá muộn: chúng đã biết rồi”Khái niệm sẵn sàng không tính đến sự khác nhau về văn hoá, chủng tộc, giới tính, xã hội và cảm xúc.Nó cho giáo viên vai trò thứ yếu.Nó giả định rằng tất cả trẻ em đều có thể học theo cách khám phá mà không cần trợ giúp hoặc hướng dẫn.Piaget có xu hướng mô tả trẻ em dưới một ánh sáng tiêu cực, tập trung vào những gì chúng không thể làm hơn là những gì chúng có thể làm.

Bảng 4.2 Những điểm giống nhau và khác nhau giữa thuyết của Piaget và thuyết hành vi

Những điểm giống nhau Những điểm khác nhau
Lý thuyết: Pavlov, Watson, Skinner và Piaget  đặt ra những lí thuyết đột phá về học tập. Cơ sở bằng chứng:Họ cung cấp những bằng chứng kinh nghiệm để bảo vệ những lí thyết của họ. Tham gia của trẻ em:Watson, Skinner và Piaget nghiên cứu việc học của trẻ em. Nghiên cứu:Các lí thuyết của Pavlov, Watson, Skinner và Piaget cổ vũ sự quan tâm đến phát triển của học tập. Nghiên cứu tiếp tục khảo sát những quá trình liên quan đến sự truyền và đạt của học tập 
Không đại chúng:Thuyết hành vi cũng như thuyết của Piaget không được ưa thích rộng rãi, mặc dù chúng có ảnh hưởng lớn. 
Các phương pháp định tính:trong khi thuyết hành vi ưa thích các phương pháp thực nghiệm định lượng thì Piaget sử dụng cách tiếp cận định tính để nghiên cứu sự phát triển của trẻ. Các phương pháp này bao gồm: quan sát, phỏng vấn và nghe trẻ em nói khi chúng hoàn thành các nhiệm vụ. 
Lý thuyết: Piaget đưa ra giải thích chi tiết đầu tiên về những quá trình liên quan đến khả năng lĩnh hội của trẻ em trong học
tập
Giáo dục: Piaget mô tả trẻ em như những nhà khoa học cô đơn để hết tâm trí vào việc học của mình. ông coi thày giáo như người tạo điều kiện thuận lợi trong học tập hơn là người rao giảng. Trái lại, những người theo thuyết hành vi khuyến khích quan điểm mô phạm “phấn trắng bảng đen” trong học tập Quá trình/ Sản phẩm:Piaget quan tâm đến quá trình hơn là đến sản phẩm.

[1]Nguyên văn ‘chalk and talk’ một phương pháp giáo dục chính thức, trong đó trọng tâm là bảng đen và những lời giảng của thầy giáo, trái ngược với những phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.