Bản dịch của HIẾU TÂN 

GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG HÌNH THỨC (11-15 tuổi)

Sau khi hoàn thành 3 giai đoạn đầu, khoảng 11 tuổi, một em bé tiến tới giai đoạn hoạt động hình thức, là một trình độ tư duy cao hơn. Piaget tin rằng việc chuyển từ giai đoạn hoạt động cụ thể sang hình thức diễn ra từ từ trong nhiều năm. Một lần nữa ông lại không giải thích lí do cho bước tiến bộ này, hay vì sao một số trẻ em tiến chậm hơn hoặc nhanh hơn những trẻ khác.

   Giai đoạn này khác giai đoạn hoạt động cụ thể ở nhiều khía cạnh. Thứ nhất, tư duy linh hoạt hơn và ít nhu cầu về những chỗ dựa cụ thể hơn. Thứ hai, tư duy tượng trưng hơn. Chẳng hạn, trong toán học, hiểu rằng một kí hiệu có thể đại diện cho một số trở nên quan trọng trong việc trả lời những câu hỏi như: Y bằng bao nhiêu trong 3 x X =Y nếu X = 4. Đáp án là 12. Thứ ba, tư duy không còn bị hạn chế bởi kinh nghiệm cá nhân hay thậm chí thực tại. Trẻ con thích nghĩ về những gì chúng muốn làm trong tương lai. Chúng có thể tưởng tượng nếu có một sức mạnh kì diệu thì sẽ như thế nào, hoặc sống trong một vũ trụ song song. Thứ tư, tư duy là logic và suy diễn. Điều này khiến đứa trẻ có thể suy luận điều gì sẽ xảy ra nếu hai nguyên tố được ghép lại với nhau. Chẳng hạn, khi gia nhiệt trực tiếp lên một dải ma giê, ma giê sẽ cháy và phát ra ánh lửa trắng sáng. Một đứa bé sẽ thửnghiệm lại các lí thuyết một cách linh hoạt hơn theo phản xạ, nhận xét hoạt động nào có hay không có hiệu lực.

   Theo Sutherland (1992) Piaget đã không mô tả đầy đủ giai đoạn phát triển sau cùng này. Thay vì thế, nó được để lại cho những người theo thuyết Piaget mới (một nhóm các nhà nghiên cứu tìm cách hoàn thiện lí thuyết của Piaget) như Peel (1971) và Flavel (1963, 1977) giải thích những thông điệp của ông. Chẳng hạn Flavell mô tả những hoạt động hình thức như một xu hướng chung nhằm tới việc giải quyết vấn đề. Piaget chưa bao giờ nhận dạng một giai đoạn vượt qua giai đoạn hoạt động hình thức, nhưng những người theo thuyết Piaget mới đưa ra một giai đoạn ‘hậu-hình thức’ của các hoạt động để xử lí một số thiếu sót của thuyết Piaget (xem Fisher, 1980). Có lẽ do sự kiện là một số đáng kể người lớn chưa bao giờ đạt đến trình độ tư duy hoạt động hình thức như Piaget mô tả, nên các thuyết ‘hậu-hình thức’ không được nhiều người ủng hộ lắm. Căn cứ vào những nhiệm vụ được sử dụng để đo lường những hoạt động hình thức tập trung ở toán học và khoa học, những người phê phán chỉ ra rằng người lớn trong các xã hội không đặt tầm quan trọng lên những môn học này sẽ thất bại trong những nhiệm vụ dùng để nhận dạng họ như những người tư duy ‘hậu họat động’ (Dasen và Heron, 1992). Tương tự, những thanh thiếu niên học trong các trường chuyên về nghệ thuật và thể thao cũng sẽ kém hơn nhữngmầm non khoa học trong việc thực hiện những nhiệm vụ này. Trong những năm sau này, Piaget qui sự khác nhau này cho tầm quan trọng mà các cá nhân đặt vào những nhiệm vụ và lập luận rằng hầu hết mọi người sẽ giải quyết ít nhất một nhiệm vụ. Tuy nhiên, Claxton (1998) vẫn phê phán gay gắt việc Piaget nhấn mạnh lên tư duy suy lí logic. Ông cho rằng việc đó đã làm giảm giá trị của các hình thức tư duy khác như trực giác (một khía cạnh của giai đoạn tiền hoạt động) và tư duy sáng tạo.

HÌNH THÀNH SƠ ĐỒ

Mặc dù có một số tranh cãi về ai là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ sơ đồ, trong những tác phẩm thời kì đầu Piaget đã sử dụng từ này để mô tả “những cấu trúc nhận thức chung ở trẻ em dưới 5 tuổi (Athey, 1990/2003, tr 35). Chính trong tác phẩm sau này mà Piaget vạch ra sự khác biệt giữa các từ sơ đồ (schema) và lược đồ (scheme). Từ sơ đồ ông dùng để biểu thị lối tư duy bóng bảy và từ lược đồ để chỉ tư duy hoạt động. Lối tư duy bóng bảy liên quan đến những quá trình bẩm sinh như tri giác, trí nhớ và tưởng tượng. Piaget không quan tâm những khả năng này như thế nào, mà quan tâm đến tác dụng của chúng đối với việc giải quyết vấn đề và tư duy hoạt động (Chapman, 1999). Ông tin rằng các sơ đồ có trước các lược đồ và là những kế hoạch tinh thần thông báo hành động. Các sơ đồ có tính thị giác cao. Chúng giúp chúng ta tạo ra những ấn tượng và nhận dạng những mâu thuẫn trong môi trường. Nhìn những kí tự dưới đây, bạn có nhận ra điều gì khác trong thí dụ này?

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

xxxxoxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Hình 4.5 Minh họa khuynh hướng sơ đồ

 Mặc dầu Piaget tin rằng các sơ đồ là những nguồn thông tin thiết yếu, chúng có tiềm năng làm sai lệch sự hiểu của chúng ta về các sự kiện và các tình hình. Chẳng hạn Josh thích mặc đẹp và thích những lời người ta khen nó khéo chọn quần áo. Khi nó khăng khăng đòi mặc bộ váy mùa hè của chị nó để đến lớp mẫu giáo, nó thấy những phản ứng rất khác. Nhiều đứa con trai cười, chỉ nó và bảo nó là con gái. Bọn con gái dường như cũng kinh sợ vì một thằng con trai mà mặc váy. Trẻ nhỏ hình thành một sơ đồ về giới vào khoảng 18 tháng tuổi. Vào tuổi này, chúng hiểu rằng chúng là con trai hay con gái và thêm mọt năm nữa chúng hiểu rằng giới tính là cố định. Những sơ đồ giới tính của chúng là nguyên sơ ở giai đoạn này và giữ thông tin nguyên mẫu về là con trai hay con gái có nghĩa là gì, bao gồm mặc quần áo thích hợp. Kết quả là, mỗi vi phạm bộ qui tắc này sẽ bị nhận ra và gây phản ứng.

  Đối với Piaget, sơ đồ là khái niệm có tiến hoá và phát triển thông qua hai hệ thống phụ – thích nghi và đồng hoá, sử dụng tri giác và trí nhớ để trợ giúp học tập. Thăng bằng đạt được khi các sự kiện hay thông tin bên trong và bên ngoài cân bằng nhau

Chim cánh cụtlà một con chim Thông tin mới,kinh
nghiệm
  
      
Chim cánh cụt Không biết bay chúng bơi. Sao
chúng lại là chim?
 Thông tin
mâu thuẫn tạo ra mất thăng bằng 
 Sơ đồchim
     
Xem xét bằng chứng Chim cánh cụt có lông vũ và
đẻ trứng. Chỉ có chim mới đẻ trứng. Thiên nga và vịt bơi. gà tây và đà điểu không biết bay 
   Đồng hoá    Học mới
       
Chim cánh cụt là một con chim. Nhưng nó không bay, nó bơi, có lông vũ và đẻ trứngCân bằng nhận thức được phục hồi  Thích nghi  
      
   Thăng bằng  

Hình 4.6   Một thí dụ về hình thành sơ đồ

Thí dụ trên đây (hình 4.6) dựa trên kinh nghiệm của bé Lydia (4 năm 5 tháng tuổi) trong khi đi thăm vườn thú. Khi thấy những con chim cánh cụt, nó bảo đấy là “những con cá ngộ nghĩnh”. Nó thật sự bối rối khi nghe nói rằng chim cánh cụt là những con chim. Chỉ ra rằng chúng không bay mà bơi, nó kết luận rằng chim cánh cụt là cá. Nó nhờ dì nó tìm trên máy tính bằng chứng ủng hộ khái niệm của nó rằng chim cánh cụt là cá. Hai dì cháu thảo luận sự kiện là gà tâycũng không biết bay và nhất trí rằng gà tây là chim, trong khi thiên nga và vịt bơi và chúng là chim. Một bức hình chụp gần một con chim cánh cụt cho thấy nó có lông vũ và một cảnh thể hiện những con chim cánh cụt đang nằm trong tổ và bảo vệ những quả trứng của nó. Những bằng chứng có trọng lượng đã thuyết phục Lydia, bây giờ nó đạt được giai đoạn thăng bằng bằng cách đồng hoá và thích ứng thông tin mới này vào trong sơ đồ chim của nó.

   Theo dõi và nhìn chăm chú là những sơ đồ phát triển đầu tiên. Lúc đầu chúng tách biệt nhau nhưng trở nên phối hợp sau một thời gian. Nhiều lần người ta thấy Amir (3 tháng tuổi) theo dõi những chuyển động của chong chóng treo trên cũi của nó. Phấn khích với chuyển động đó, nó đá lung tung và tình cờ chạm phải chong chóng làm cho nó lắc đi lắc lại. Cái này lại làm nó càng phấn khích hơn. Càng lúc những chuyển động của Amir càng mạnh hơn và những cú đá của nó có chủ tâm. Những hành động của nó được cấp thông tin ban đầu bởi việc theo dõi và nhìn chăm chú.

  Athey (1990/2003) nhận dạng một số sơ đồ biểu thị những hành vi nhất định. Chúng gồm có:

  • chuyển động[1]thẳng đứng
  • chuyển động tới lui, từ bên này sang bên kia
  • chuyển động quay tròn
  • đi lên đi xuống
  • đi quanh một đường ranh
  • không gian bao quanh và chứa đựng
  • đi qua một đường ranh

Có thể quan sát thấy nhiều hành động trong số này ở những trẻ em trong đoạn cuối của giai đoạn cảm giác vận động hoặc giai đoạn tiền-hoạtđộng. Theo Hunt ((1961), kinh nghiệm và một môi trường phong phú là vô cùng quan trọng cho đứa trẻ thử nghiệm và phát triển một kho những sơ đồ.

  Những cơ hội để phát triển sơ đồ chuyển động thẳng đứng bao gồm những hoạt động liên quan đến chiều cao. Dylan (1 tuổi 10 tháng) nhảy lên nhảy xuống bậc thang cuối. Nó làm như vậy nhiều lần, miệng la ‘lên, xuống’. Dylan đang đạt được hiểu biết sơ đẳng về chiều cao, và hiểu biết này sẽ tiếp tục phát triển.

  Trẻ em trong một buổi chơi theo nhóm phát triển hiểu biết của chúng về cao và thấp khi các nhân viên nhà trẻ vẽ đường viền của mỗi đứa trẻ, rồi cắt những cái bóng của mỗi đứa ra, sắp xếp chúng trên những bức tường theo thứ tự chiều cao. Emma (4 năm 3 tháng tuổi) là bé gái cao nhất và Tanya (3 năm 3 tháng tuổi) là bé gái thấp nhất. George (4 năm 8 tháng tuổi) là bé trai cao nhất và Marc (3 tuổi) là bé nhất. Mỗi đứa trẻ có thể so sánh chiều cao của chúng với những đứa khác trong lớp.

  Chuyển động tới lui, bên này sang bên kia có thể thấy trong trò chơi của Jack (16 tháng tuổi). Nó chập chững đi tới đi lui giữa hộp đồ chơi của nó và cô bảo mẫu, mỗi lần mang một khối gỗ khác nhau. Khi cô bảo mẫu đã có tất cả các khối gỗ, Jack đem những đồ chơi bằng bông nhồi. Mặc dầu ở mức phát triển thấp, những hành động này làm thành những bước sơ đẳng sẽ tiếp tục phát triển theo thời gian.

   Cho chúng cơ hội, trẻ em sẽ thử các ý tưởng của chúng về không gian, thể tích và dung tích, như minh hoạ trong những thí dụ sau:

      Thí dụ        Jenny (3 năm 2 tháng) đang chơi với một chiếc xe buyt đồ
chơi. Nó chất lên xe buýt những đồ chơi hình người cho đến khi không
còn ghế trống nào nữa. Nó đặt hai đồ chơi hình người bên cạnh xe buýt. Hỏi nó làm gì thế, Jenny trả lời rằng xe buýt đã đầy rồi nên hai người
khách này phải chờ chuyến xe buýt khác.       Kyle (3 năm 8 tháng) đang
chơi với khay nước, Nó đổ nước vào chén rồi rót sang một chiếc chén nhỏ hơn, mắt nhìn nước trào ra bên. Nó làm đi làm lại vài lần trước khi đổ
nước từ chén nhỏ trở lại chén lớn. Nó chỉ chiếc chén và nói với nhân viên nhà trẻ “Vẫn còn chỗ. Trông chén nhỏ đã đầy mà chén lớn vẫn còn chỗ
cho nước”. Kyle hiểu, mặc dầu nó không có đủ từ ngữ để giải thích rằng
chiếc chén lớn có dung tích lớn hơn và chứa được một thể tích nước lớn hơn chén nhỏ. 

Nhấn mạnh giá trị của thuyết sơ đồ với những người thực hành giáo dục những năm đầu đời, Nutbrown nhận xét:

Tên gọi một sơ đồ là cách dán nhãn cho những mẫu hình hành động nhất quán của trẻ em, và các sơ đồ có ích như một công cụ quan sát. Chúng cho ta một cách nhìn khác về trẻ em, bằng cách tập trung vào những chi tiết quan sát, nếu không thì sẽ trở thành một danh sách những sự kiện rời rạc không cho ta biết nhiều về học tập hoặc những hành động có thể theo. Nhận dạng những hoạt động của một đứa trẻ dưới dạng những sơ đồ khác nhau chỉ là phần đầu trong quá trình này, bước tiếp theo là sử dụng những chi tiết quan sát về trẻ em để quyết định cách nào tốt nhất để mở rộng việc học của chúng              

(còn tiếp)

Ghi chú của TLHGD: 
“scheme” được dịch giả Hoàng Hưng (sách “Sự ra đời trí khôn ở trẻ em” – NXB Tri thức 2014), dịch là “cấu trúc sơ khai” 


[1]Nguyên văn dynamic: động lực/ chuyển động do lực.