Bản dịch của TLHGD

Là hiện tượng kỳ vọng của người khác đối với một con người tác động đến thành tích của người ấy. Hiệu ứng này được đặt theo tên Pymalion, nhân vật huyền thoại Hy Lạp, một nhà điêu khắc phải lòng bức tượng mình tạo ra, hay theo nghiên cứu của Rosenthal-Jacobson.

Một hệ quả của hiệu ứng Pygmalon là hiệu ứng golem, trong đó sự trông đợi tiêu cực dẫn đến suy giảm thành tích (Golem là nhân vật huyền thoại Do Thái, làm bằng bùn và được thổi hồn vào qua các nghi lễ); cả hai hiệu ứng là những hình thức của “lời tiên tri tự chu toàn” (self-fulfilling prophecy). Với hiệu ứng Pygmalion, người ta nhập tâm các nhãn mác tích cực (được gán cho mình) và đạt được thành công. Ý tưởng đằng sau hiệu ứng Pygmalon là người dẫn dắt (giáo viên, phụ huynh) càng kỳ vọng vào đệ tử thì thành tích của đệ tử sẽ càng tăng tiến. Khái niệm “sự đe doạ định kiến” (stereotype threat) có thể được coi là nghịch đảo của hiệu ứng Pygmalion, vì nó là một hình thức tiêu cực của “lời tiên tri tự chu toàn”.   

Nghiên cứu Rosenthal–Jacobson

Nghiên cứu của Robert Rosenthal và Lenore Jacobson‘s chỉ ra rằng, nếu GV kỳ vọng vào thành tích của HS, thì thành tích ấy sẽ được cải thiện. Nó ủng hộ giả thuyết gọi là “hiệu ứng kỳ vọng của người quan sát”.

Mở đầu nghiên cứu, tất cả HS của một trường tiểu học ở California được đo nghiệm IQ (chỉ số trí tuệ). Kết quả đo nghiệm không được cung cấp cho các GV. Những GV được nói rằng một số HS của họ (khoảng 20%, chọn một cách ngẫu nhiên) có thể được trông đợi là sẽ “bừng nở về trí tuệ” trong năm học, có thành tích cao hơn các bạn học. Tên của những em ấy được tiết lộ cho GV. Đến cuối nghiên cứu, tất cả HS lại được đo nghiệm IQ lần nữa, với cùng bài đo nghiêm ban đầu. Tất cả 6 khối lớp trong những nhóm thử nghiệm và kiểm soát đều thể hiện kết quả kém về IQ trước và sau khi đo nghiệm. Tuy nhiên, các HS lớp Một và Hai thể hiện thành quả tốt đẹp là thuộc nhóm được trông đợi là “bừng nở về trí tuệ”. Điều này dẫn tới kết luận: kỳ vọng của GV có thể ảnh hưởng đến thành tích của HS, nhất là HS nhỏ tuổi. Rosenthal tin rằng thái độ và tâm trạng (của GV) có thể tác động tích cực đến HS. GV có thể chú ý nhiều hơn và thậm chí đối xử khác biệt với các em trong những lúc khó khăn. 

Rosenthal tiên đoán rằng các GV tiểu học có thể hành xử một cách tiềm thức nhằm tạo thuận lợi và khuyến khích thành công của HS. Cuối cùng, ông cho rằng những nghiên cứu tương lai có thể được thực hiện để tìm ra những GV khuyến khích HS một cách tự nhiên mà không cần thay đổi phương pháp dạy học của mình. 

Nghiên cứu trước đó đã dẫn tới nghiên cứu này chính là nghiên cứu vào năm 1911 về chú ngựa Clever Hans, nổi tiếng vì được coi là biết đọc, chắp vần và giải các bài toán bằng cách gõ móng trả lời. Nhiều người hoài nghi cho rằng những người đưa ra câu hỏi và những người quan sát đã vô tình ra hiệu cho Clever Hans. Thí dụ, khi Clever Hans trả lời, mọi người thường gợi ý một hành vi nhất định của chú, hành vi này đến lượt nó lại xác nhận sự trông đợi của họ. Chẳng hạn, khán giả rất căng thẳng khi chú ngựa sắp dậm chân ở con số trả lời đúng, điều này làm cho chú có phản xạ nhận ra manh mối để trả lời. 

Cái nhìn của HS đối với GV

GV cũng bị tác động bởi HS trong lớp. Họ phản ánh điều mà HS phóng chiếu vào mình. Một thử nghiệm của Jenkins and Deno (1969) đưa GV vào một lớp được nói là chăm chú hay không chăm chú nghe giảng. Kết quả là GV ở lớp “chăm chú” có kỹ năng giảng dạy tốt hơn. Herrell (1971) cũng nói rằng khi một GV được nói trước rằng lớp học nồng nhiệt hay lạnh lùng, thì GV sẽ bắt đầu vào lớp với ứng phó thích hợp với sự tiên báo ấy. Klein (1971) cũng thực hiện nghiên cứu với GV không biết trước thái độ của lớp học, nhưng lớp học được chỉ đạo để ứng xử một cách khác nhau trong qúa trình dạy của GV, thì kết quả là có ít khác biệt về hiệu quả giảng dạy giữa những thái độ khác biệt của HS. 

Hiệu quả Pygmalion cũng được áp dụng trong quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên ở các cơ quan, xí nghiệp. 

https://en.wikipedia.org/wiki/Pygmalion_effect