2000 THUẬT NGỮ TLH (KỲ 42)

  • Dissociative trance disorder : Rối loạn hôn trầm phân li

Một rối loạn phân li có đặc trưng là những thay đổi không chủ ý trong ý thức, căn tính, nhận biết hay kí ức, và vận hành vận động, dẫn đến trầm cảm hay khiếm khuyết đáng kể. Hai kiểu rối loạn được phân biệt bởi trạng thái căn tính của cá nhân. Trong possession trance (hôn trầm do bị ám ảnh), căn tính thường lệ của cá nhân bị thay thế bằng một căn tính mới được tri nhận là một ngoại lực như hồn ma, một người khác, hay một thần linh, và mất trí nhớ trong thời gian bị hôn trầm. Trong trance disorder (rối loạn hôn trầm), cá nhân vẫn giữ căn tính thường lệ nhưng có sự thay đổi tri nhận về xung quanh. Các kiểu trải nghiệm phân li này là phổ biến trong nhiều nền văn hoá khác nhau và có thể là một phần của thực hành tôn giáo; không nên xem là mang tính bệnh lí trừ khi được coi là bất bình thường trong hoàn cảnh của nhóm văn hoá hay tôn giáo ấy. Cũng gọi là possession trance disorder; trance and possession disorder (TPD).

  • Distortion : (sự) Bóp méo
  • Diễn trình vô thức thay đổi các cảm xúc và ý nghĩ mà tâm thần của cá nhân không thể chấp nhận hay là sự diễn giải sai các thực kiện một cách có ý thức thường cũng phục vụ cùng mục đích nằm bên dưới là cải trang điều không thể chấp nhận đối với cái bản ngã hay nằm trong bản ngã.
  • [Trong thuyết phân tâm] : Thành quả của giấc mơ cải sửa những ý nghĩ và ước muốn bị cấm đoán để làm cho chúng dễ chấp nhận hơn đối với CÁI TÔI. Việc bóp méo ước muốn trong giấc mơ thông qua sử dụng những cái thay thế và biểu tượng khiến cho chỉ có một hành động diễn giải giấc mơ mới có thể bộc lộ y nghĩa thực của giấc mơ.  
  • Distrbuted actions theory : Thuyết phân phối hành động

Một hình mẫu lãnh đạo cho rằng hiệu năng của nhóm và sự mãn nguyện của thành viên nhóm gia tăng khi một số chức năng then chốt của một người lãnh đạo như ra quyết định, định hướng nhiệm vụ, cấu trúc phân công vai trò (initiating structure) và cải thiện quan hệ nội bộ không chỉ là trách nhiệm của người lãnh đạo mà được phân phối trong cả nhóm.

  • Distributed cognition: Nhận thức phân phối

Việc xử lí thông tin được chia sẻ giữa nhiều người hay nhóm người riêng rẽ. Ví dụ kinh điển do nhà khoa học về nhận thức Mĩ Edwin Hutchins (1948-) đưa ra là một nhóm trong thủy thủ đoàn hợp tác để chạy một con tàu lớn: một người định vị con tàu trên bản đồ, một người khác xác định phương hướng theo dấu mốc trên bờ, một người khác theo dõi thời gian và truyền thông với những người định vị, một người khác giữ nhật kí hải hành trong đó những thay đổi về hướng tàu chạy và tốc độ được ghi lại, một người khác giám sát độ sâu của nước, và một người khác vận hành cỗ máy lái tàu. Nên phân biệt với việc xử lí được phân phối song song hay “connectionnism” (phép kết nối) trong đó những việc xử lí cấp hai riêng biệt được phân phối trong nội bộ một nhóm. Nguyên lí hợp tác thường được nêu lên như ví dụ của nhận thức phân phối, khiến cho có thể có được sự truyền thông có mục đích như một nỗ lực hợp tác.

  • Distributed network model : Hình mẫu mạng lưới phân phối

Một biểu trưng của bất cứ cái gì, bằng một mẫu kích hoạt một số đơn vị kết nối với nhau, là đặc trưng của phép kết nối (connectionism). Một phương pháp xử lí thông tin, hệ thống biểu trưng trong đó thông tin thuộc về một đơn vị kiến thức được chuyên chở bởi nhiều thành tố riêng rẽ của hệ thống xử lí hơn là được chứa cùng với nhau như một thực thể đơn nhất. Cũng gọi là distributed representation (biểu trưng phân phối).

  • Distributed practice : Phương pháp thực hành phân phối

Việc học được chia thành nhiều buổi học, cách quãng giữa các bài kiểm tra hay giữa các kì kiểm tra, nhìn chung là dẫn tới việc tổng ôn ở cấp độ cao hơn sau một thời gian triển hoãn liên quan đến phương pháp thực hành tổng khối (massed practice). 

  • Divided consciousness : Ý thức bị phân chia

Tình trạng hai hay nhiều hoạt động tâm trí được thực hiện cùng một lúc (như nghe, nghĩ câu hỏi và ghi nhận xét trong buổi phỏng vấn). Nếu các hoạt động đòi hỏi tập trung chú ý và ý thức, chúng sẽ có xu hướng làm suy giảm lẫn nhau.  

  • Dorolology : Thống học

Nghiên cứu các nguồn gốc, bản chất và việc quản trị sự đau đớn.

  • Dominance hierarchy : (sự) Phân cấp theo ưu thế

Một trật tự ít nhiều ổn định của những thú vật tranh giành các tài nguyên như lương thực, lãnh thổ hay bạn tình, trong đó mỗi cá thể thường thua cuộc đối với bất kì cá thể nào đứng trên trong trật tự phân cấp và thắng cuộc đối với bất kì cá thể nào đứng dưới. Sự phân cấp như thế thường được thiết lập và duy trì bởi các phô diễn hung hăng hay cuộc đánh lộn qui ước hơn là đánh lộn leo thang. Trật tự này được thấy trong cả những con vật trong tự nhiên lẫn bị nhốt thuộc nhiều loài, mặc dù chúng không luôn luôn hoàn toàn tuyến tính (có xu hướng bao gồm những sự phi tuyến tính trong đó A thống trị B, B thống trị C, C thống trị A), và vị trí ở giữa của trật tự có xu hướng ít ổn định hơn và ít tuyến tính hơn vị trí đầu và cuối. 

  • Double-aspect theory : Thuyết lưỡng diện

Một lời đáp cho vấn đề tâm-thân theo đó các hiện tượng và diễn trình của tâm trí và cơ thể không phải là những loại sự vật khác nhau, mà đúng hơn, đó là những phương diện khác nhau của cùng một sự vật. Giống như mây và sương mù là một nhưng được nhìn từ những điểm khác nhau, hay sao Hôm và sao Mai là một (sao Kim). Có liên quan đến quan điểm của triết gia Hà Lan Baruch Spinoza (1632-1677) về chất thể vô tận duy nhất mà ông đồng nhất với Thượng đế. [có thể liên hệ với thuyết Thái cực – Lưỡng nghi của Chu Hi – HH]