Bản lược dịch của TLHGD

1. HS học theo những cách rất khác nhau

Vậy mà chương trình soạn chỉ theo một kiểu học! Chủ yếu cho các HS tiếp nhận kiến thức qua thị giác. Thế còn những HS cần tiếp thu thông tin bằng thính giác thì sao? 

GV nên soạn bài theo cách khởi động mọi giác quan của HS. 

2. Củng cố (bằng nhiều cách)

Ví dụ một bài địa lý dạy về 50 bang và thủ đô các bang Hoa Kỳ. Cho HS mạnh về thị giác, thì dùng bản đồ, các bảng biểu. Cho HS mạnh về thính giác, hãy làm một bài hát. Cho HS mạnh về vận động, hãy dùng các động tác cơ thể.

VD: GV làm một bài hát và những động tác tay kèm theo, hay một trò chơi với bản đồ trên sàn nhà (cho HS nhảy từ bang này qua bang khác khi đọc tên các thủ đô)…

3. Chú ý đến những HS mạnh về vận động

Trong 3 loại HS, loại này khó học theo lối truyền thống (nghe giảng). Các em thường cần sờ, nếm, vận động để tiếp thu kiến thức. Cần cho các em thử làm, quan sát, thất bại, và học từ trải nghiệm.

Phương pháp dạy qua vận động cũng rất lợi cho tất cả HS nói chung. 

4. Các phong cách học (7 phong cách)

– Thị giác: dùng hình ảnh

-Thính giác: dùng bài hát, vần điệu

– Phát ngôn: cao giọng xướng lên thông tin   

– Vận động: dùng xúc giác, vị giác… để thăm dò 

– Logic: tiếp cận theo lối toán học

– Liên cá nhân: học theo nhóm

– Nội cá nhân: học một mình

5. Liên hệ với thực tế

Thông tin chỉ có thể lưu trữ thường trực khi được củng cố trong đời sống thực. 

6. Thất bại là mẹ thành công

7. Tích hợp chương trình

Tích hợp các môn tốt hơn là giữ mỗi môn học tách biệt nhau. Những đơn vị chủ đề hoà trộn kiến thức với nhau khiến cho hữu dụng và dễ nhớ. 

VD: một đơn vị học về sử Ai Cập nên tích hợp với ngôn ngữ (chữ hình nêm), khoa học (vận dụng vật lý vào việc xây dựng kim tự tháp), viết bài luận (về một công trình kiến trúc Ai Cập đã được thăm) và đọc 1 cuốn sách về văn hoá cổ đại.  

7. Định nghĩa “Học” là gì?

Có nhiều định nghĩa cũng như nhiều hình thức học. 

VD: 

  • Ghi nhớ
  • Thu nhận các thực kiện hay qui trình
  • Hiểu thực tại
  • Giải thích thế giới 

8. Để tâm đến những HS hướng nội

Những HS hướng nội hay bị thành kiến. Vì các em ít giơ tay phát biểu, không thích học nhóm… 

Nên tìm đọc: 

Quiet: The Power of Introverts in a World That Can’t Stop Talking(Lặng lẽ: Sức mạnh của những HS hướng nội trong một thế giới lắm lời)  

10. Tạo không gian [cho sự sáng tạo]

Đây là gợi ý về mặt tâm lí học và cơ sở vật chất. Óc sáng tạo là nơi sinh ra việc học thực thụ, nơi HS có thể khởi lên các suy nghĩ, ý tưởng, vấn đề và sự kết nối giữa các khái niệm.  

Óc sáng tạo đòi hỏi khởi động phía bên phải não bộ. Không gian tạo cơ hội cho óc sáng tạo bật lên. Hãy cho HS không gian vươn mình ra khỏi bàn học, nhìn ra bầu trời bên ngoài. Trong văn cảnh một bài học, hãy cho HS “công não” (brainstorming: động não tập thể). Để khoảng cách cho HS có thể sáng tạo những dự án riêng của mình, sử dụng các thực kiện (facts) và lý thuyết trong bài học.   

Người thầy tạo thuận lợi cho HS học, trở thành người hướng dẫn lặng lẽ đứng bên, hơn là nhà độc tài trên mỗi bước đi.

11. Các Byte (đơn vị nhớ của máy tính) ngắn gọn, có tổ chức

Khi cần nhớ một số điện thoại, ta chia các con số thành những nhóm con số dễ nhớ. Cũng như thế với một bài đọc. Bài đọc 30 phút sẽ không hiệu quả nếu không được cấu trúc thành các đơn vị dễ nhớ.  

Hãy nghiên cứu các sản phẩm truyền thông sử dụng số đơn vị byte âm thanh hợp với thời gian chú ý của người nghe hay các kỹ thuật tiếp thị để tập hợp thông tin dễ ghi nhớ. 

12. Dùng nhiều góc độ khác nhau

VD dạy một khái niệm. Đầu tiên, GV giải thích khái niệm một cách tổng quát, khung khổ và văn cảnh sử dụng. Thứ hai, khai thác từng phần một cách chi tiết. Thứ ba, giải thích lại tất cả tiến trình, và khuyến khích HS đặt câu hỏi. Thứ tư, GV đặt câu hỏi cho HS giải thích lại. Cuối cùng, đưa vào một tình huống hằng ngày để HS áp dụng vào thực tế. 

Việc củng cố khái niệm với những góc độ khác nhau khiến cho não bộ dễ tổ chức thông tin.

13. Phương pháp thích hợp cho từng bộ môn

Tuỳ theo bộ môn, mà kết hợp việc học “sâu” với học “nông” (học thuộc máy móc – rote: lý thuyết, thực kiện, qui tắc…).

VD: học bản cửu chương cần cách học “nông”, nhưng với môn Lịch sử, nếu chỉ nhớ ngày tháng của các cuộc chiến mà không hiểu những vấn đề xã hội và các bài học rút ra từ đó thì không thấy được tầm quan trọng của việc học sử.  

14. Sử dụng công nghệthông tin

Chưa bao giờ trong lịch sử loài người có được sự tiếp cận với kiến thức và thông tin thuận lợi như ngày nay. Việc ghi nhớ không còn cần thiết như trước đây. Những truyền thống chuyển giao thông tin bằng lời nói hầu như mất đi. GV có thể tận dụng cơ hội đi sâu hơn với HS: khai thác các đề tài, nghiên cứu sâu những chủ đề xã hội học, dạy nghệ thuật phát kiến và sáng tạo, khám phá triết lý của tư duy phản biện và khuyến khích sự đổi mới. 

15. Để cho HS dạy lẫn nhau

Là một trong những phương pháp tốt nhất để hập thụ kiến thức. Tạo cho HS nhiều cơ hội diễn giảng, trình bày và phát triển những kế hoạch học tập của chính mình.

GV dạy cho HS soạn ra kế hoạch giảng dạy cho HS nhỏ tuổi hơn, điều này giúp HS đơn giản hoá lý thuyết, tìm những câu chuyện liên quan và những ví dụ từ cuộc sống thực và phân giải các khái niệm thành những mảnh thông tin nhỏ. 

16. Tạo ra niềm khao khát [hiểu biết] và sự tò mò

GV có thể cho HS tự do lựa chọn những chủ điểm của chính mình, giúp cho lớp học thoát khỏi cảnh trì trệ do thiếu động lực học. 

17. Công não (brainstorming) không phải luôn luôn hữu hiệu

Vì những nghiên cứu mới cho thấy nó đưa vào “tư duy nhóm” – một hiện tượng TLH trong đó nhóm tạo thành những niềm tin của riêng nó – nhưng nếu không lường trước, sẽ có sự thao túng của cá nhân có sức lôi cuốn mạnh nhất. 

Nhóm không phải là nơi sinh ta các ý tưởng mà là nơi đánh giá các ý tưởng. 

18. Hình thành thói quen

Các nhà TLH đồng ý với nhau là phải mất khoảng 30 ngày để hình thành một thói quen mới. Như muốn dạy thói quen đánh răng cho con trẻ, cha mẹ cần có 30 ngày liên tục trước khi não bộ của trẻ có được sự “tự dẫn đường”. 

Trong việc học cũng vậy. GV giải thích cho HS sự quan trọng phải học tập mỗi ngày chứ không tích lại để học vào đêm trước [của ngày trả bài]. Việc ôn luyện hằng ngày những thông tin nhỏ và tăng dần sẽ tạo đường mòn trong não và lưu lại thường trực. 

19. Phản hồi: không chỉ cái gì mà lúc nào

Cũng giống như sự thất bại làm cho con người vươn lên, việc phản hồi rất quan trọng với cách học của HS. Khi HS có thể hiểu được cái mạnh cái yếu của mình, chấp nhận và tiếp nhận phê bình xây dựng, thì tiến trình học tổng thể được thăng tiến. 

Nghiên cứu cho thấy rằng: phản hồi khi nào cũng quan trọng như phản hồi cái gì. Hãy hình dung việc uống 1 viên thuốc bây giờ và hiệu quả của nó trong 5 năm khác hiệu quả trong 24 giờ như thế nào. 

20. Dạy cách học

“Học” là một khái niêm trừu tượng đối với nhiều người. 

Dạy HS hiểu nghệ thuật học, các kỹ thuật học, cũng như những phong cách học khác nhau, các em sẽ được tạo năng lực học. Các em sẽ kiên nhẫn hơn với bản thân và với người khác khi học những tài liệu mới.